Bệnh phổi ở gà: Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa trị

Bệnh phổi ở gà khá phổ biến, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách dẫn tới hệ quả nghiêm trọng, có thể gây chết hàng loạt. Điều này làm cho bà con chăn nuôi bị thiệt hại lớn về kinh tế. Hiểu được điều đó, JBO Việt Nam chia sẻ các thông tin liên quan tới căn bệnh này, để chủ trang trại hiểu sâu và có cách chữa trị, phòng chống sao cho hợp lý và tốt nhất.

Bệnh phổi ở gà là gì?

Ngoài tên gọi là viêm phổi, bệnh còn có tên gọi khác là ORT trên gà. Đây là căn bệnh do vi khuẩn G- , hình que có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra, tác động trực tiếp lên phổi ở gà. Bệnh phổi ở gà làm cho vật nuôi có các biểu hiện như ngáp, khẹc, khó thở, ho, chảy nước mũi, viêm phổi có mủ…  Tốc độ lây lan của bệnh khá nhanh, nhất là khi thời tiết chuyển giao, độ ẩm không khí tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Gà bị bệnh phổi có tốc độ lây lan nhanh, nếu chữa trị không kịp thời, rất là nguy
Gà bị bệnh phổi có tốc độ lây lan nhanh, nếu chữa trị không kịp thời, rất là nguy

Con đường lây bệnh phổi ở gà

Gia cầm ở lứa tuổi nào cũng mắc bệnh phổi, nhưng phổ biến và thường gặp nhất là lúc 3-6 tuần tuổi đối với gà thịt, còn các loại gà khác là 6 tuần tuổi trở lên. JBO cho biết con đường lây bệnh phổi ở gà là:

Từ gà bệnh sang gà khỏe, thông qua đường ăn uống, tiếp xúc phân, chất thải, ngoài ra ở dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển thức ăn gia cầm…

Vi khuẩn xâm nhập vào thân thể của gà qua đường hô hấp. Ban đầu “chiếm ngự” ở niêm mạc đường hô hấp, sau đó lan dần xuống phổi, hai phế quản gốc và gây nên bệnh ORT ở gà. Theo JBO cho biết, bệnh ORT ở gà có thời gian ủ bệnh rất ngắn, khoảng 1-3 ngày là phát tán.

Con đường lây lan bệnh phổi cho gà do qua ăn uống, tiếp xúc chất thải
Con đường lây lan bệnh phổi cho gà do qua ăn uống, tiếp xúc chất thải

Dấu hiệu nhận diện gà mắc bệnh viêm phổi

Theo đá gà JBO chia sẻ, bệnh phổi ở gà có các dấu hiệu, triệu chứng dễ nhận diện như sau:

  • Gà khó thở, khi thở phải rướn cổ thật khó khăn.
  • Ngáp gió, ho, đầu lắc. vẩy mỏ và khẹc…
  • Mặt gà bị sưng, chảy nước mắt và nước mũi.
  • Nhiều gà con khi mắc bệnh sức đề kháng yếu sẽ bị đột tử, do xuất huyết não, xương sọ mềm.
  • Có thể gia cầm bị tiêu chảy, có dịch viêm dính trên nền chuồng.
  • Gà mắc bệnh ốm yếu, mệt mỏi, giảm ăn và chậm lớn.
  • Viêm kết mạc 1 hoặc 2 mắt. Xung quanh mắt gà bị sưng phù. Chảy nước mắt. Thậm chí bệnh lâu ngày dẫn tới mù mắt.
  • Đối với gà đẻ thì tỷ lệ đẻ trứng giảm sút, đẻ non và chất lượng vỏ trứng mỏng.
Khi gà mắc bệnh, triệu chứng gia cầm khó thở, phải rướn lên cao để thở
Khi gà mắc bệnh, triệu chứng gia cầm khó thở, phải rướn lên cao để thở

Bệnh tích

Tới đây chắc chắn chủ chăn nuôi đã nắm rõ các triệu chứng của bệnh phổi ở gà. Bước tiếp theo, sẽ tiến hành mổ để xác định bệnh tích. Đó là:

  • Ở bên trong khí quản, 2 phế quản và phổi có mủ, dịch mủ và bã đậu.
  • Túi khí viêm có bọt khí, có màng, xung quanh có mủ màu vàng.
  • Bộ phận tim và gan của gà mắc bệnh có màng.
  • Phổi gà bị viêm hóa mủ, có thể rải rác hoặc tập trung.
  • Khí quản (hay còn gọi là cuống họng) có xuất huyết ít hoặc gần như không.
  • Niêm mạc khô, nhầy ít.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh phổi ở gà

Đã là chủ chăn nuôi chẳng ai mong muốn vật nuôi mắc bệnh, nhất là viêm phổi. Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, JBO khuyên bà con lập tức cách ly ngay kẻo lây sang cả đàn, ảnh hưởng tới kinh tế, hiệu suất chăn nuôi. Với căn bệnh phổi ở gà, bà con cần có phác đồ điều trị như sau:

  • Chuẩn bị nơi ở mới cho gà mắc bệnh, đảm bảo được xử lý bằng thuốc diệt khuẩn, sạch sẽ và không bị ẩm mốc.
  • Dùng TYLO-DOX WS cho gà uống 1 lần/ngày, thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y hoặc ghi trên bao bì. Cho gà uống liên tục trong suốt 5-7 ngày, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
  • Hỗ trợ điều trị triệu chứng hen khẹc, chủ chăn nuôi có thể dùng HEPASOL-B12 kết hợp BROMHEXINE, cứ cho gia cầm uống 1 ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong khoảng 5-7 ngày.
  • Chủ chăn nuôi dùng Tilmicosin + Flofenicol + Doxycillin pha theo công thức được ghi rõ trên bao bì của nhà sản xuất, mục đích để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh phổi ở gà.
  • Gà mắc bệnh thì hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng. Do đó chủ chăn nuôi nên kết hợp dùng men tiêu hóa cao tỏi TPs + megacid L + giải độc gan thận để đường ruột của gia cầm dần dần ổn định.
  • Thêm vào đó, MEBI-ORGALYTE, MULTI VITAMIN WS, MEBILACTYL 4 WAY WS hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh phổi ở gà. Các sản phẩm này có công dụng tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giúp gà nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh….
  • Ngoài ra, bà con có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, sử dụng tỏi là phương thức tốt và hiệu quả. Dùng 100 gram tỏi, giã nhuyễn và pha với 10 lít nước, lọc lấy bã. Phần nước thì cho gà uống trực tiếp, còn phần bã thì trộn với thức ăn cho gia cầm ăn.
Dùng TYLO-DOX WS chữa trị bệnh phổi cho gà theo đúng liều lượng được ghi trên bao bì
Dùng TYLO-DOX WS chữa trị bệnh phổi cho gà theo đúng liều lượng được ghi trên bao bì

Biện pháp phòng chống bệnh phổi ở gà hiệu quả

Hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh phổi ở gia cầm. Do đó, vẫn là tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh. Sau đây, JBO sẽ chia sẻ cho chủ chăn nuôi các cách phòng ngừa bệnh phổi ở gà như sau:

Chuồng trại dọn vệ sinh sạch sẽ

Không gian sống, chuồng trại của gà không được dọn sạch sẽ, ẩm mốc, sinh lầy… tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển làm cho gà mắc bệnh phổi. Cách tốt nhất, bà con thường xuyên dọn dẹp, thông cống và rắc vôi để diệt và ngăn chặn vi khuẩn.

Nơi ở của gà cần đảm bảo tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông, cần tránh việc đón gió trực tiếp từ bên ngoài vào. Chuồng trại nên xây dựng ở khu vực cao, khô ráo. Đồng thời, đảm bảo mật độ nuôi gà trong chuồng ở mức độ vừa phải, không được quá dày.  Ngoài ra, sử dụng chất độn chuồng mới, sạch, đảm bảo không bị nấm mốc. Trước khi lớp nền, chất độn chuồng cần được phơi khô, phun hoặc xông khử trùng.

Tiến hành dọn dẹp chuồng trại gà sạch sẽ để không cho vi khuẩn sinh sôi, phát tán ảnh hưởng tới gia cầm
Tiến hành dọn dẹp chuồng trại gà sạch sẽ để không cho vi khuẩn sinh sôi, phát tán ảnh hưởng tới gia cầm

Thức ăn, nước uống cho gà

Thức ăn cho gà đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nước uống cung cấp cho gà phải sạch, đủ cho 1 ngày dùng. Nước cần thay thường xuyên, tránh tình trạng gà uống phải nước hỏng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, Máng ăn, máng uống cho gia cầm phải chùi rửa hàng ngày, tránh nấm và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Tăng sức đề kháng cho gia cầm

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đá gà JBO khuyên chủ chăn nuôi cần chủ động cho gà uống chất điện giải và vitamin tăng sức đề kháng, thể lực. Đây là cách được nhiều bà con áp dụng cho gia cầm, nên thời điểm chuyển giao mùa, gà vẫn khỏe mạnh và không mắc bệnh phổi ở gà.

Tiêm vắc xin

Trong quá trình chăn nuôi, bà con nhớ tiêm phòng cho gà đủ liều lượng, nhất là các bệnh chưa có thuốc đặc trị. Việc thực hiện tiêm phòng cho gia cầm là điều cần thiết, đem lại hiệu quả cao nhất.

Thêm vào đó, người chăn nuôi muốn thăm chuồng nuôi gà, cần thực hiện đúng theo nguyên tắc của thú y. Đó là, vệ sinh tay chân sạch sẽ, mang ủng, đồng phục chăn nuôi để hạn chế việc đem vi khuẩn từ ngoài vào, gây nên bệnh phổi cho gà.

Và sẽ thú vị hơn khi được chiêm ngưỡng màn trình diễn giữa 2 chiến kê. Không cần tới trực tiếp sới gà, bạn chỉ cần tải app JBO thoải mái theo dõi trận đấu, mà còn rinh nhiều giải thưởng hấp dẫn.

Tới đây, chắc chắn bạn đã có nhiều kiến thức về bệnh phổi ở gà. Đá gà JBO hi vọng qua bài viết này sẽ có hướng chữa trị, phòng bệnh phổi ở gia cầm một cách tốt nhất để gà được khỏe mạnh, tăng năng suất cho chủ trang trại.

Xem thêm: Gà ba hàng vảy – Đặc điểm nhận diện và lối đá ra sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *